HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ĐỘC LẬP
Ngày: 09/04/2021 | Bởi: nrglobal
HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ĐỘC LẬP LÀ GÌ ?
Về cơ bản hệ thống năng lượng mặt trời độc lập (off-grid) khá giống hệ thống hòa lưới (Grid-Tie), nhưng điểm khác biệt rõ nhất để chúng ta phân biệt là nơi lưu trữ điện năng. Hệ thống hòa lưới sử dụng lưới điện còn hệ thống độc lập thì sử dụng ắc quy để lưu trữ điện năng. Nói cách khác, điện mặt trời hòa lưới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lưới điện quốc gia, ngược lại điện mặt trời độc lập thì hoàn toàn tách biệt với lưới điện.
Khái niệm năng lượng mặt trời độc lập:
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là hệ thống điện sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra dòng điện sinh hoạt. Với hệ thống điện độc lập như thế này, dòng điện sẽ không phụ thuộc vào điện lưới mà hoạt động động lập, tự động để cung cấp điện cho các thiết bị trong sinh hoạt.
Mô hình hệ thống điện mặt trời độc lập này rất phổ biến tại những nơi vùng sâu vùng xa, những nơi chưa thể kéo được hệ thống điện lưới. Chính vì thế hệ thống điện mặt trời độc lập là giải pháp vô cùng tối ưu với chi phí rẻ hơn nhiều với việc kéo điện lưới.
Nguyên lí hoạt động và cấu tạo của điện năng lượng mặt trời độc lập:
Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC đó sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) bởi inverter được trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power Point Tracking) nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời.
Nguồn điện AC từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ điện chính của khu vực, hòa đồng bộ vào lưới điện hiện hữu, cung cấp điện năng song song với nguồn điện lưới, giúp giảm điện năng tiêu thụ từ lưới của khu vực sử dụng.
Khi điện lưới bị mất, inverter sẽ nhanh chóng ngắt kết nối với lưới điện. Điều này đảm bảo chắc chắn trong trường hợp lưới mất điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời không phát vào lưới điện gây nguy hiểm cho nhân viên sửa chữa.
Cấu tạo của hệ thống bao gồm:
- Pin mặt trời (Solar panel): Có chức năng biến đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện DC. Tuổi thọ của pin mặt trời thường từ 40 đến 50 năm và chiếm phần lớn trong giá thành hệ thống.
- Bộ điều khiển sạc (Solar charge controller): Được dùng để điều khiển dòng sạc từ solar panel vào ắc-quy luôn được ở chế độ tối ưu nhất.
- Inverter : Có chức năng chuyển đổi điện DC đã được tích trữ từ ắc quy thành điện AC. Tùy theo tải sử dụng ta cần chọn công suất của inverter phù hợp.
- Ắc-quy (battery): Có chức năng lưu trữ điện năng từ các tấm pin mặt trời. Có tác dụng điều hòa cho sự lệch nhau giữa cung cấp với sử dụng.
Ưu điểm và nhược điểm của điện năng lượng mặt trời:
* Ưu điểm:
– Không phụ thuộc vào lưới điện
Hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới sẽ khả thi hơn hoặc có thể rẻ hơn rất nhiều so với việc đầu tư cơ sở hạ tầng để dẫn đường dây điện đến một số khu vực hẻo lánh, xa xôi với điện lưới quốc gia.
– Độc lập, tự chủ về nguồn điện
Tự chủ nguồn điện, không phụ thuộc vào điện lưới. Dù lưới điện gặp sự cố, mọi sinh hoạt vẫn không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, ắc quy điện chỉ có thể lưu trữ một lượng năng lượng nhất định và trong những ngày thời tiết xấu có thể bị thiếu hụt điện sinh hoạt. Do đó, bạn cần phải cài đặt một máy phát điện dự phòng cho tình huống này nếu muốn thiết lập một dự án năng lượng mặt trời độc lập hoàn toàn cho gia đình mình
* Nhược điểm
– Chi phí lắp đặt cao nhất
Để có được khả năng tự chủ, độc lập nguồn điện, bạn sẽ phải đầu tư thêm ắc quy dự trữ và máy phát điện bên cạnh các thành phần bắt buộc như pin mặt trời, bộ biến tần. Chi phí sẽ tăng gấp đôi so với sử dụng loại hình điện mặt trời nối lưới, đi kèm với chi phí bảo dưỡng, thay mới ắc quy (thời gian sử dụng của ắc quy chỉ tầm 10 năm trong khi pin mặt trời có thời hạn 20 năm).
– Hạn chế dung lượng lưu trữ
Ngay cả với những nguồn điện dự phòng hay lưu trữ năng lượng đều bị hạn chế, chưa kể trong những ngày thời tiết khí hậu có nhiều mây, người dùng có thể đối mặt với nguy cơ hết đi nguồn điện dự trữ.
Khác biệt giữa hệ thống năng lượng mặt trời độc lập, hòa lưới và lai tạp (hybrid):
Cả hai hệ thống năng lượng mặt trời độc lập và hòa lưới đều có thể sản sinh ra lượng điện vào ban ngày thông quan tấm pin mặt trời để thu nguồn bức xạ và sinh ra điện năng. Nhưng khi trời ít nắng, nhiều mây và đặc biệt khi trời tối ở cả hai hệ thống này gần như không thể sản sinh ra nguồn điện. Do vậy, điểm khác biệt lớn nhất của 2 hệ thống này chính này chính là ắc quy lưu trữ điện và máy phát điện lắp thêm.
Hệ thống máy phát điện hòa lưới
Đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, nguồn điện năng được tạo ra từ các tấm pin sẽ được lưu trữ vào mạng lưới điện quốc gia. Khi nguồn điện dư thừa được đẩy ra cho EVN, đồng hồ hai chiều ghi lại và bên công ty điện lực sẽ mua lại mức giá ban hành là 1.943đ/kWh.
Cụ thể hơn là khi sử dụng hệ thống điện mặt trời hoà lưới, nếu mức tiêu thụ điện của bạn hàng tháng vượt quá sản lượng điện mà hệ thống năng lượng mặt trời của bạn tạo ra thì công ty điện lực sẽ tính phí hoá đơn tiền điện theo số chênh lệch đó. Ngược lại, khi sản lượng điện tạo ra từ năng lượng mặt trời đủ cho bạn sử dụng và còn dư thừa thì cuối tháng công ty điện lực sẽ mua lại sản lượng điện dư thừa đó theo mức giá Nhà Nước quy định.
Hệ thống năng lượng mặt trời độc lập
Đối với hệ thống năng lượng mặt trời độc lập lại khác, hệ thống năng lượng mặt trời độc lập có khả năng lưu trữ do vậy có thể dùng được nguồn điện lưu trữ trong khoảng thời gian ngắn khi hệ thống mặt trời độc lập không thể sản sinh ra nguồn điện.
Tuy nhiên, so sánh về lợi ích giữa hai hệ thống điện hòa lưới và hệ thống độc lập thì hệ thống năng lượng mặt trời độc lập cũng gặp phải những bất cập. Ví dụ như khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời độc lập bạn sẽ tốn thêm một khoản chi phí đáng kể để đầu tư cho dàn ắc quy trữ điện nhưng hệ thống hòa lưới bạn sẽ không mất thêm bất kỳ chi phí nào cho các thiết bị lưu trữ năng lượng điện.
Còn một loại hệ thống điện mặt trời lai tạp là sự kết hợp tốt giữa độc lập và hòa lưới. Hệ thống này vừa có những lợi ích như hòa lưới vừa có được bộ lưu trữ một lượng điện sử dụng độc lập dự phòng. Hệ thống năng lượng mặt trời lai tạp sẽ ít tốn kém hơn hệ độc lập vì bạn thực sự không đến máy phát điện dự phòng và dung lượng ắc quy có thể tùy chọn ít lại (sở hữu lợi ích từ cơ chế bù trừ từ lưới điện). Tuy nhiên hệ thống này không phổ biến ở Việt Nam.
Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới – Giải pháp tiết kiệm, sinh lời trong tương lai:
Có thể thấy, lựa chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không chỉ là lối sống văn minh mà còn là lựa chọn thông minh – tiết kiệm có khả năng thu vốn và sinh lời sau 4-5 năm. Chính vì thế, Toàn Phúc Solar khuyên bạn nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới nếu không thực sự có mục đích rõ ràng trong việc tìm nơi lưu trữ điện.
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới thích hợp với những hộ gia đình, biệt thự, văn phòng, nhà xưởng, doanh nghiệp,… có nhu cầu tiêu thụ điện nhiều nhất vào ban ngày.
Nên lựa chọn nhà cung cấp điện năng lượng mặt trời nào để lắp đặt?
Với nhu cầu lắp đặt và sử dụng điện mặt trời ngày càng tăng cao như hiện nay, để lựa chọn một đơn vị cung cấp hệ thống điện này cần dựa trên các tiêu chí:
- Độ uy tín: Một đơn vị có uy tín trên thị trường sẽ luôn cung cấp những sản phẩm chính hãng, có chất lượng cao, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
- Chế độ bảo hành và hậu mãi: Để có thể an tâm sử dụng hệ thống lâu dài, đơn vị cung cấp phải có chế độ chăm sóc khách hàng hậu mãi và những chính sách bảo hành hợp lí.
Đáp ứng các tiêu chí trên, Toàn Phúc Solar luôn tự tin là một trong những nhà cung cấp điện năng lượng mặt trời hàng đầu tại Đà Nẵng. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt điện năng lượng mặt trời, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Toàn Phúc Solar sẽ tư vấn chi tiết và nhiệt tình để quý khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất, phù hợp nhất.
——————————————————————————————————————————————————————————————
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH TM&DV Toàn Phúc:
Địa chỉ: Tổ 53 phường Hòa Khuê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Email: toanphucsolar@gmail.com
Website: https://toanphucsolar.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/Toanphucsolar
Hotline: 0905 606 909